Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh



Mô tả

Mô tả

Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh

Núi Bà Đen cách Tp. Tây Ninh 11 km về hướng Tây Bắc, là ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.

 

Núi Bà Đen

 

Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Đặc điểm

Núi Bà có diện tích 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa ở núi bà có, chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang. Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương.

Truyền thuyết

Có nhiều truyền thuyết về Bà Đen:

Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.
Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, văn hay võ giỏi. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng Hương xuất hiện trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa? Vị sư bèn đi tìm thi thể nàng đem về mai táng. Vì vậy, vị sư gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.
Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển “Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh” rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có 2 người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.

Chùa Bà đã có cách đây gần 300 năm, ban đầu chỉ là những ngôi miếu, chùa nhỏ trên đỉnh núi, sau đó dần dần được xây dựng, trùng tu. Tên gọi chùa Bà gắn liền với truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), nên du khách nào đến núi Bà cũng sẽ ghé Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch) – nơi thờ Bà Đen, nằm ở lưng chừng núi.

 

đường đi chùa Bà Đen

Chùa Bà Đen Tây Ninh

Hằng năm, khách hành hương đến viếng chùa, miếu Bà rất đông đặc biệt vào tháng giêng và vào lễ vía Bà, ngày 5 và 6 tháng năm âm lịch

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch được khởi công xây dựng vào ngày 16 – 10 năm Bính Tý (26 – 11 – 1996) và lạc thành vào ngày 20 – 11 năm Đinh Sửu (19 – 12 – 1997). Chùa có diện tích 210 m2 (bề rộng 14m, bề dài 15m). Chùa mang nét kiến trúc kết hợp hài hòa nét đẹp của nhiều ngôi chùa cổ trong nước. Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp.

 

chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tây Ninh

Khu du lịch Núi Bà Đen

Cáp treo Núi Bà Đen

 

Tại đây, một hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam đã được Công ty Du lịch Tây Ninh đưa vào hoạt động phục vụ du khách vào năm 1998, đi từ chân núi lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch, đoạn đường dài 1225m, độ cao 225m, thời gian 18 phút/lượt. Hệ thống cáp treo với tổng số 180 cabin (2 người lớn/cabin), 16 trụ tháp, công suất phục vụ 500 lượt khách/giờ.

Di chuyển đến Tây Ninh

Bạn có thể đến Tây Ninh từ Sài Gòn bằng phương tiện cá nhân, xe buýt hoặc xe khách.

Xe cá nhân: Từ bến xe An Sương, bạn đi theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng rẽ trái. Tới ngã ba thị trấn Gò Dầu, rẽ phải theo quốc lộ 22B, sau đó chạy khoảng 60 km nữa là đến vòng xoay trung tâm TP Tây Ninh. Đi theo cung đường này bạn sẽ được ngắm nhìn đồng ruộng xanh ngát và sông Vàm Cỏ Đông, đặc biệt là hoàng hôn rất đẹp khi qua đoạn Gò Dầu – Hòa Thành lúc xế chiều.

Xe buýt: Bạn bắt xe số 703 tuyến Bến Thành – Mộc Bài, sau đó là số 05 tuyến Mộc Bài – Tây Ninh để vào trung tâm thành phố. Giá vé một người là 40.000 đồng tuyến số 703, 15.000 đồng tuyến số 05.

Xe khách: Du khách mua vé ở bến xe An Sương nằm trên quốc lộ 22A, quận 12 để đến TP Tây Ninh. Giá vé là 60.000 – 80.000 đồng một người.

Di chuyển lên chùa trên núi Bà Đen

Du khách có 3 cách để đến với chùa Bà: một là đi theo bậc thang, mỗi bên đều có nhà chồi để ngồi nghỉ khi du khách cảm thấy mệt. Hai là đi hệ thống cáp treo. Ba là sử dụng máng trượt. Ngoài ra, khi đến chùa Bà, bạn còn được thưởng thức các món ăn chay tại chùa và mua quà lưu niệm ngay dưới khu vực chân núi.

Địa điểm lưu trú tại Tây Ninh

Khách sạn ở thành phố Tây Ninh thường tập trung nhiều ở khu vực gần núi Bà Đen trên các con đường Đại lộ 30/4, đường CMT8,… giá phòng dao động từ 100.000 đến 400.000 đồng một đêm. Ngoài ra, trải nghiệm cắm trại trên núi Bà Đen ngắm bình minh cũng là một trải nghiệm được nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch bụi lựa chọn.

Một số điểm cần lưu ý khi viếng chùa

– Trong dịp lễ hội có rất nhiều người đến chùa để cầu may, tuy nhiên bên cạnh đó cũng là những kẻ xấu trà trộn vào đám đông, có những hành vi không đẹp như móc túi, ăn cắp, chính vì thế khi đi lễ chùa không nên mang quá nhiều tiền mặt trong người.

– Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

– Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi.

– Nên mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ).

– Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trên núi Bà Đen thì phải trang bị lều, áo ấm, thức ăn…

Đặc sản Tây Ninh

Quà mang về từ Tây Ninh, có thể mua những lọ muối tôm, các sản phẩm từ bánh tráng phơi sương, bánh tráng muối me…

Tổng hợp từ Internet




 

 

Liên hệ

Liên hệ
  • Địa chỉ
    Thạnh Tân, Tp. Tây Ninh, Tây Ninh
  • Danh mục
    Thắng cảnh, khu du lịch
  • Vị trí
    Tây Ninh
  • Thẻ
    Chùa Bà Tây Ninh, Du lịch Núi Bà Đen - Tây Ninh, khu du lịch núi bà đen Tây Ninh, Núi Bà Đen - Tây Ninh, sự tích núi bà đen

Địa điểm liên quan




Bình luận qua Facebook:


Vị trí

Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh
Tìm đường đi

Liên hệ

Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Địa chỉ Email (bắt buộc)

    Tiêu đề:

    Thông điệp

    [recaptcha recaptcha-808]

    Sự kiện

    Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh
    Không tìm thấy Sự kiện

    Đánh giá

    Du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh

    Nội dung đánh giá

    0

    0 Tổng
    Các nội dung đánh giá
    Dịch vụ
    0.0%
    Vị trí
    0.0%
    Chất lượng
    0.0%
    Khác
    0.0%
    Messenger icon
    Send message via your Messenger